Cách xử lý chấn thương khi chạy bộ kịp thời sẽ giúp hạn chế những rủi ro không đáng có ngay tức khắc. Tuy nhiên, nhiều người lại khá chủ quan khi bị chấn thương trong quá trình chạy bộ và nghĩ ràng vết thương sẽ lành lại ngay sau đó.
Chạy bộ không đúng cách dễ xảy ra chấn thương, nhưng nếu bạn chạy bộ đúng cách vẫn xảy ra chấn thương. Vậy bạn nên làm gì lúc này? Không phải ai cũng iết cách xử lý chấn thương khi chạy bộ.
Dưới đây là những cách xử lý chấn thương khi chạy bộ:
Bị đau khi mới bắt đầu chạy bộ:
- Với trường hợp này, bạn bình tĩnh, khởi động lại một cách từ từ nhẹ nhàng, kỹ càng từ 10 phút đến 15 phút.
- Tình trạng tồi tệ, đau vẫn xảy ra, bạn nên dừng tập để tránh chấn thương nặng.
- Tìm đến tư vấn của các chuyên gia là huấn luyện viên hoặc bác sĩ.
Xử lý chấn thương trong khi chạy bộ:
- Dừng ngay bài tập chạy bộ mà đang thực hiện. Các chấn thương hay gặp phải như: trật mắt cá, đau hông, đau đầu gối, giãn cơ.
- Trường hợp bị chuột rút, có thể tiếp tục chạy nếu không quá đau ( chuột rút là tình trạng cơ căng cứng, được chữa trị trong vài ngày).
- Đi chụp x quang nếu bạn không biết bạn đau cơ hay đau xương ( để xác định rõ hơn về tình trạng gặp phải, có cách điều trị đúng). Tuy nhiên, bạn cần biết là chụp x quang chưa hẳn đã giúp bạn nhận biết được là bạn đang bị chấn thương về xương hay cơ trong những tuần đầu.
Xử lý chấn thương trước cuộc thi:
- Thực hiện công thức RICE ( Rest, Ice Compress, Elevate) có nghĩa là nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép, nâng cao. Mục đích là để điều trị tình trạng căng cơ, bong gân, bầm tím, hoặc các thương tổn.
- Nếu có thể đến gặp các chuyên gia hoặc bác sĩ thể thao càng sớm càng tốt và tiến hành thực hiện phương pháp điều trị phục hồi.
Có một câu hỏi đặt ra, có nên chườm đá để xử lý chấn thương khi chạy bộ hay không?
Thỉnh thoảng, hay ở đâu đó, hoặc rất thường xuyên, bạn bắt gặp những túi chườm đá. Túi chườm đá có tác dụng trước mắt là làm dịu vết thương, tạo cảm giác thoải mái hơn. Tuy nhiên, không phải vết thương được tạo ra bởi chấn thương nào cũng dùng túi chườm đá được.
Theo các nhà nghiên cứu và các huấn luyện viên, họ cho rằng: cơ chế viêm là khả năng phản ứng lại của cơ thể đối với tác nhân gây hại, nên việc gây trở ngại cho quá trình viêm là điều không nên.
Vậy khi nào thì nên dùng túi chườm đá xử lý chấn thương khi chạy bộ, và dùng túi chườm đá như thế nào?
Cách sơ cứu chườm đá phụ thuộc vào mức độ chấn thương.
Mức độ chấn thương khi chạy bộ được chia ra làm hai mức như sau:
Chấn thương cấp tính:
- là những chấn thương đột ngột, như khi bạn xoay mạnh cổ chân, thường gặp như bong gân hay căng cơ.
- Chườm đá lúc này có thể giúp bạn hạn chế viêm tại chỗ bằng cách hạn chế lưu lượng máu đến chỗ bị chấn thương
Chấn thương do quá tải:
- là những chấn thương xảy ra khi thực hiện hoạt động quá sức kéo dài và nhiều lần như luyện quá nhanh và quá nhiều như viêm ngân.
- Sử dụng phương pháp chườm đá gián đoạn, chườm 10 phút, ngưng 10 phút, rồi chườm 10 phút nữa.
Kết luận: chườm đá tại vị trí bị thương có hiệu quả tốt đối với những chấn thương cấp tính. Còn đối với trường hợp chấn thương do quá tải, bạn có thể chườm đá ngay khi bị chấn thương trong thời gian ngắn để giảm đau.
Học cách ghi nhớ những cách xử lý chấn thương khi chạy bộ, chúng sẽ rất hữu ích với bạn.
Lưu ý: những chấn thương nghiêm trọng có thể xảy ra với bạn gồm rạn xương, đau cổ chân, đau gót chân, căng cơ, bong gân, đau gan bàn chân, chuột rút, tràn dịp khớp gối, rộp da. Các chấn thương này có thể xảy ra lúc bạn đang chạy trên quãng đường dài hoặc đang tập chạy trên máy đều có khả năng xảy ra. Hãy quan tâm đến những chấn thương của bạn trước khi quá muộn.
Có cách nào tốt hơn để tránh các chấn thương khi chạy bộ?
Để tránh các chấn thương khi chạy bộ, tốt hơn hết là bạn nên có một chương trình, lịch trình tập chạy bộ hợp lý như giáo trình tập chạy bộ giảm cân cho người mới bắt đầu.Cảm ơn bạn đã xem.
Nguồn Zuri.vn