Câu hỏi: Có phải Người Thái và Lào hiểu ngôn ngữ của nhau? Tại sao họ ghét nhau nhiều đến vậy?
Trả lời: Phet Phengphong – cựu chuyên gia công nghệ
======
Tôi là người Lào. Tôi có thể hiểu 90% tiếng Thái. “Tại sao họ ghét nhau nhiều đến vậy?” Tôi nghĩ tôi biết người hỏi đang nghĩ gì. Để đưa ra câu trả lời này, người đó phải hiểu rất nhiều về lịch sử 2 quốc gia có chung tổ tiên này. Và rất thiếu sót khi từ ‘Ghét’ không thể diễn tả hết được.
1. Làn sóng đầu tiên:
Vương quốc Lào Lan Xang bị chia thành 3 vương quốc nhỏ và trở thành chư hầu của Xiêm. Họ phải cung cấp những nông dân nô lệ để định cư ở vùng đệm giữa Ayutthaya và Bangkok.
Thời điểm đó Ayutthaya và các vùng phía Bắc được chiếm đóng bởi Miến Điện. Sau khi Xiêm giành lại được thủ đô, nhiều người trong số họ đã trở về quê hương, một số người phải ở lại đó. Bạn có thể tìm rất nhiều con cháu của họ tại khu vực này ngày nay. Người Thái gọi họ là Lào Khang.
2. Làn sóng thứ 2:
Sau cuộc nổi dậy của vua Viêng Chăn Chao Anou bị đàn áp, Xiêm mở chiến dịch trừng phạt tiêu diệt vương quốc Viêng Chăn đến gốc rễ, và tất cả cư dân buộc phải rời sang bờ phải của sông Mekong và trở thành nông dân nô lệ, không được phép trở về (chú thích: thời điểm đó Isan Thái Lan thuộc lãnh thổ Viêng Chăn).
Ngày càng kiểm soát tuyệt đối vùng đất màu mỡ của cao nguyên Kholat (Bờ phải và Isan ngày nay), Xiêm cần nhiều hơn nô lệ để làm việc trên các cánh đồng tại vùng đất đó. Vì vậy họ bắt đầu săn nô lệ nhiều nơi như ở phía Bắc và Đông Bắc (Cao nguyên Xiêng Khoảng) của Lào. Đây là giai đoạn đỉnh điểm chiếm hữu nô lệ trên thế giới (như nô lệ ở cánh đồng bông của miền Nam nước Mỹ).
Hầu hết cư dân Isan ngày nay có tổ tiên từ vương quốc Viêng Chăn, nhiều người trong số đó là người Phouane và Phu Thái cũng đến từ nhiều nơi ở Lào. người Thái gọi chung họ là Lào Isan. Các tỉnh phía Bắc vẫn gọi họ là Lào Viêng.
Và khi người Thái tức giận và chửi người ta, họ chỉ chửi là đồ Lào, và chêm thêm đồ con trâu. Đối với người Thái thì địa vị người Lào không cao hơn con bò, đều im lặng làm việc ở đồng lúa, vậy thôi.
3. Chao Anou Vong:
Vì là con của vua, ông ta đã bị giữ làm con tin ở Bangkok cùng 2 người anh trai. Lớn lên tại đó ông đã trở thành quân nhân, đã giúp một vị đại tướng Thái trong nhiều cuộc chiến lớn, trong đó là việc giải phóng Ayutthaya (vị đại tướng này đã trở thành vua Thái Lan sau này).
Là một người có công, ông được thả và trở lại cầm quyền Viêng Chăn. Một thời gian sau, ông bắt đầu cuộc nổi dậy chống lại quân đội Thái, từng là anh em với nhau. Với sức mạnh quân đội Thái và không có quân đội riêng mình, đó là lý do ông đã đưa cuộc nổi dậy dẫn đến suy vong vương quốc. Ông bị phản bội, bắt giữ và cả nhà bị nhốt trong lồng thép trước cung điện trong 7 ngày. Bị tra tấn, ông qua đời từ ngày thứ 8 (theo nguồn ngoại giao giữa Anh và Thái).
Lý do ông ta làm vậy vì nếu ông không làm, người dân của ông sẽ đều nói tiếng Thái (xem nguồn
Thái hóa). Lào sẽ biến mất. Nên ông đã hy sinh bản thân mình.
Người Lào sẵn sàng chào đón người Pháp cai trị, bởi vì họ biết dưới thuộc địa của Pháp, một ngày họ sẽ được tự do, trái ngược với Thái Xiêm (nguồn đại học Montpelliers).
4. Người Lào ngày nay:
Mặc dù họ có thể nói trôi chảy ngôn ngữ, khi họ buộc phải nói tiếng Thái, họ luôn luôn cảm thấy một chút đau nhói trong tim. Trong cộng đồng người bạn và người quen của tôi, chúng tôi coi trọng người Thái, xem họ như họ hàng xa.
Chúng tôi mời họ trong một số sự kiện, và chúng tôi có những thời gian tốt dành cho nhau. Nhưng rủ nhau ra ngoài làm vài ly bia thì không có đâu. Ngược lại, chúng tôi thích đi chơi với các bạn Isan, một vài người bạn tôi thậm chí kết hôn các cô Isan.
Tuy bình luận dài dòng nhưng tôi hy vọng nó giúp mọi người hiểu tại sao chúng tôi rất gần và cũng rất xa.
PS: Tôi không phải người theo CS, bởi vì 1976 tôi đã định cư ở nước ngoài. Tôi biết rằng người Thái nào được giáo dục tốt hoặc có gốc gác từ Lào sẽ đối xử chúng tôi tôn trọng, lịch sự và nồng nhiệt. Giống như cách chúng tôi chống lại họ.
Dich: Le Bao Chau
5.Ngôn ngữ gốc
Cả tiếng Thái và tiếng Lào đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tiếng Phạn, do vậy chúng đều mượn nhiều quy tắc của tiếng Phạn, vì vậy chúng có thể giao tiếp dễ dàng với nhau như vậy.
6. Địa lý:
Đông Bắc Thái Lan giáp với Lào, dân cư Thái Lan ở đây chủ yếu là người gôc Lào, do đó mọi hoạt động giao thương, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở đây đều sử dụng tiếng Thái Isan, một dạng ngôn ngữ của Tiếng Lào tại Thái Lan.
—–
*FACT: NGƯỜI ISAN
Người Isan (tiếng Thái: คนอีสาน, RTGS: Khon Isản, Phát âm tiếng Thái: [kʰōn ʔīːsǎːn]; tiếng Lào: ຄົນອີສານ) hoặc người Đông Bắc Thái Lan là nhóm dân tộc có vùng cư trú truyền thống là Đông Bắc Thái Lan, hay vùng “Isan” với khoảng 22 triệu người [1]. Giống như người Thái (Xiêm) và người Lào, họ thuộc họ ngôn ngữ của các sắc tộc Thái, về hình thức có thể gọi là tiếng Isan.
Theo nghĩa rộng hơn, tất cả những người đến từ 20 tỉnh phía đông bắc Thái Lan có thể được gọi là khon isan (người Isan). Theo nghĩa hẹp hơn thì thuật ngữ này chỉ đề cập đến người dân tộc Lào chiếm đa số dân cư ở hầu hết các khu vực. Sau khi tách Isan khỏi nhà nước Lào, hội nhập vào quốc gia Thái Lan và chính sách “Thái hóa” (Thaification) của chính phủ trung ương, họ đã phát triển một bản sắc khu vực khác biệt với cả người Lào của Lào và người Thái ở Trung Thái Lan. Các thuật ngữ thay thế cho nhóm này là T(h)ai Isan [1][2], Thái-Lào [3], Lao Isan [1][4], hoặc Isan Lao.
Hầu hết tất cả cư dân của vùng Isan là công dân Thái Lan. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ (khoảng 80%) [5] là người Lào và nói một biến thể của tiếng Lào khi ở nhà (tiếng địa phương Lào được nói ở Đông Bắc Thái Lan gọi là tiếng Isan). Để tránh phải chịu những định kiến và nhận thức xúc phạm liên quan đến những người nói tiếng Lào, hầu hết thích tự gọi mình là khon isan [6].
Chính sách của Thái Lan không coi người Isan là một dân tộc riêng biệt, mà chính thức coi tất cả các nhóm người Tai sống ở Thái Lan là một phần của người dân Thái Lan. Điều này đã hạ thấp rõ rệt mối quan hệ họ hàng Lào của họ và dẫn đến sự phát triển một bản sắc khu vực Isan riêng biệt [7].
— wiki: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Isan