Cúng đầy tháng là một nghi thức truyền thống đã xuất hiện trong nền văn hóa dân gian của người Việt từ rất lâu đời. Người ta quan niệm rằng một em bé sinh ra đều được sự giúp đỡ, bảo vệ từ những vị thần linh cụ thể là 12 Bà Mụ và Đức Ông.
Vì thế cho nên đến đúng ngày đúng tháng, cha mẹ phải cúng đầy tháng cho bé vừa cầu mong sự bình an vừa là lời bày tỏ biết ơn với những vị thần linh đã giúp đỡ. Cúng đầy tháng cho bé một nét văn hóa đẹp, mỗi người chúng ta đều cần phải tìm hiểu để gìn giữ và tiếp nối sau này. Do đó bài viết dưới đây Zuri sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về lễ cúng đầy tháng này.
Cúng đầy tháng là gì? Tại sao phải cúng đầy tháng cho em bé?
Cúng đầy tháng là nghi lễ được tổ chức để chúc mừng em bé đã sinh ra và tròn 1 tháng tuổi. Tại nghi lễ này, cha mẹ sẽ chính thức đặt tên cho bé và ra mắt em bé với họ hàng, bạn bè.
Đây được xem là nghi thức quan trọng để thông báo sự có mặt của một (hoặc hai, ba, … nếu sinh đôi, sinh ba, …) thành viên mới trong gia đình. Đồng thời, lễ cúng này cũng là để gia đình bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong các Bà Mụ, Đức Ông sẽ ban phước lành, may mắn cho bé.
Mục đích, ý nghĩa của việc cúng đầy tháng?
Nhiều người sẽ đặt câu hỏi nếu chỉ là để ra mắt, thông báo sự hiện diện của em bé tại sao không dùng cách đơn giản hơn ví dụ như gọi điện thoại, nhắn tin cho mọi người biết mà phải tổ chức hẳn một nghi thức rình rang? Thực ra, ý nghĩa của cúng đầy tháng chính là lòng biết ơn nguồn cội và những vị đại tiên đã giúp đỡ mẹ tròn con vuông.
Dân gian quan niệm rằng, em bé được nặn ra bởi 12 Bà Mụ và Đức Ông là người mang em bé đến với cuộc đời. Những vị tiên này đã giúp người mẹ vượt qua được sự đau đớn và bình an sinh em bé ra. Do đó, khi đã đủ ngày đủ tháng gia đình phải làm lễ cúng để bày tỏ lòng thành và sự biết ơn của mình dành cho những người đã giúp đỡ gia đình. “Uống nước nhớ nguồn” chẳng phải là đạo lý của người Việt Nam hay sao?
Bên cạnh đó, vào dịp đầy tháng người thân bạn bè sẽ đến chung vui, mừng mẹ khỏe mạnh, mừng em bé ra đời. Người ta sẽ nói với nhau những lời hay ý đẹp trong ngày này, gửi lời cầu chúc cho em bé lớn lên bình an và hạnh phúc.
Nguồn gốc của lễ cúng ngày tháng
Theo quan niệm của ông bà ta từ xưa, em bé được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai), Tiên Mụ nặn ra ban cho, trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ). Mỗi vị Tiên (bà Mụ) sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho em bé như mắt, mũi, tay, chân, tóc, … Em bé xinh xắn, đáng yêu thế nào cũng là do Mụ nặn ra cả.
Vì vậy, khi em bé đầy cữ (ba ngày tuổi), đầy tháng (tròn một tháng tuổi) hay thôi nôi (một năm tuổi) thì ông bà, ba mẹ phải bày tiệc cúng đầy tháng cho bé gái, bé trai để tạ ơn các Bà Mụ đã mang em bé đến với gia đình. Đồng thời cũng cầu xin các Mụ ban cho em bé mọi điều may mắn tốt lành.
Nên cúng đầy tháng khi nào?
Ngày cúng
Có phải cúng đầy tháng phải tổ chức vào ngày thứ 30? Thực ra cách tính cúng đầy tháng cũng phải tuân theo một quy tắc bất di bất dịch đó là “gái lùi hai, trai lùi một”. Nghĩa là bé gái sẽ được tổ chức lễ đầy tháng vào trước 2 ngày sinh, bé trai trước một ngày sinh. Lưu ý ngày tháng tính theo âm lịch. Để cho dễ hiểu bạn có thể xem ví dụ dưới đây:
- Bé gái sinh ngày 10 tháng 1 sẽ được tổ chức đầy tháng vào ngày 8 tháng 2.
- Bé trai sinh ngày 10 tháng 1 sẽ được tổ chức đầy tháng vào ngày 9 tháng 2.
Giờ cúng
Thông thường người ta sẽ chọn cúng vào khung giờ đẹp của buổi sáng hoặc buổi chiều. Nhiều người đã chọn buổi sáng vì đây là thời điểm trời đất mát mẻ và là thời điểm khởi nguyên của một ngày. Cúng vào giờ này sẽ tốt cho em bé hơn.
Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé
Theo truyền thống Việt Nam, ngày đầy tháng của bé sẽ tính theo lịch âm mà không dựa vào lịch dương. Ngoài ra, ngày cúng đầy tháng của trẻ sơ sinh còn tùy thuộc vào giới tính của bé.
Theo đó, ông bà ta quan niệm ngày cúng đầy tháng cho bé sẽ dựa theo nguyên tắc “nam trồi 2, nữ sụt 1”, tức là:
- Nếu là bé gái thì ngày cúng đầy tháng sẽ lùi lại 1 ngày (theo âm lịch). Nếu là bé trai thì sẽ tính ngày đầy tháng trồi lên 2 ngày (theo âm lịch).
- Ví dụ: Bé gái sinh vào ngày 7/4 âm lịch thì ngày đầy tháng là 6/4 âm lịch, bé trai trồi 2 ngày sẽ là ngày 9/4 âm lịch.
Cúng đầy tháng cho bé ở đâu?
Đây chính là băn khoăn của nhiều ông bố bà mẹ. Cúng đầy tháng cho bé ở nhà nội hay nhà ngoại thì hợp lý? Thật ra, tổ chức ở nơi nào cũng như nhau, điều quan trọng là phù hợp và thuận tiện cho sức khỏe của mẹ và bé.
Bên cạnh đó, các gia đình cũng cần chú ý đến vị trí đặt mâm lễ cúng Mụ. có 2 vị trí đặt mâm lễ được cho là hợp lý, chính là:
- Vị trí 1: Đặt mâm lễ ở giữa nhà và điều chỉnh hướng sao cho mâm lễ quay ra phía cửa chính của căn nhà.
- Vị trí 2: Đặt mâm cúng đầy tháng cho bé tại phòng bé, gần với chỗ nằm của bé.
Mâm cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái cần có gì?
Lễ cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái là một nghi lễ rất quan trọng. Cúng đầy tháng như là lời cảm ơn của gia đình gửi đến trai vị thần đã che chở cho bé trong suốt thời gian thai kỳ. Tiếp theo là mong muốn cầu bình an, sức khỏe cho bé được mau ăn chóng lớn.
Theo quan niệm dân gian phổ biến, nhờ 1 bà Chúa và 12 bà Mụ mà em bé được sinh ra khỏe mạnh, đầy đủ. Trong đó, người có quyền năng cao nhất là bà Chúa. Còn 12 bà Mụ đảm nhận nhiệm vụ nặn ra hình hài cho bé, mỗi bà chịu trách nhiệm tạo hình một bộ phận trên cơ thể bé. Vì vậy, lễ vật cúng đầy tháng cho bé phải được chuẩn bị thịnh soạn và đầy đủ.
Mâm cúng đầy tháng sẽ tùy theo văn hóa của vùng miền. Mỗi nơi có một cách chuẩn bị mâm cúng khác nhau nên khó để đưa ra một công thức chung. Tuy nhiên đa số nhất người ta vẫn giữ cách chuẩn bị như sau:
Mâm cúng 12 Bà Mụ:
- 12 Chén chè nhỏ
- 12 Dĩa xôi nhỏ
- 12 Đĩa thịt quay
- Bánh hỏi
- Bánh kẹo
- 12 Ly rượu nhỏ
- 12 Ly nước nhỏ
- Giấy tiền, vàng mã, nhang đèn
Mâm cúng Đức Ông và 3 Đức Thầy:
- 1 Tô cháo lớn
- 1 Tô chè lớn
- 3 Đĩa xôi lớn
- 1 Con gà luộc
- 1 Đĩa hoa quả
- Giấy tiền, vàng mã, nhang đèn
- Rượu, trầu cau
Loại chè, loại xôi mỗi nơi khác khau. Đây chỉ là những món cơ bản, ngoài ra có thể còn có đồ xào, nem chả…tùy cách chuẩn bị. Tuy nhiên dù chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn hay đơn giản cũng cần có sự gọn gàng, chỉnh chu. Đây là điều cơ bản thể hiện sự thành kính đối với bề trên.
Và đặc biệt, ba mẹ không thể cúng thiếu thiếu đôi đũa hoa (đôi đũa được vót ngược đầu và có bông hoa trên đầu). Bởi vì theo quan niệm dân gian thì bà Chúa chỉ thích dùng đũa hoa này.
Mâm cúng đầy tháng theo nghi lễ truyền thống
Tùy vào phong tục từng vùng miền, từng tỉnh thành mà lễ cúng đầy tháng cho bé sẽ có thêm mâm cúng Đức Ông và 3 Đức thầy (đây là những người truyền dạy nghề nghiệp). Lễ vật cúng thường các ông bao gồm:
- Trầu cau
- 1 Tô chè lớn
- 1 Tô cháo lớn
- 3 Dĩa xôi lớn
- 1 Dĩa trái cây
- 1 Miếng thịt heo quay
- 1 Con gà luộc chéo cánh
- Bình hoa, làng mã (giấy tiền)
Cách sắp xếp bàn cúng đầy tháng chuẩn nhất
Lễ vật cúng đầy tháng cho em bé được sắp xếp theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”. Có nghĩa là phía đông đặt bình hoa còn phía tây sẽ đặt trái cây. Và dù lựa chọn đặt mâm cúng đầy tháng cho bé ở đâu đi nữa thì các bố mẹ cũng cần bày lễ một cách hài hòa, cân đối và đầy đủ.
Thông thường người ta sẽ bày mâm cúng đầy tháng ở giữa nhà, hướng ra cửa chính hoặc gần với bàn thờ ông bà vì đây là nơi rộng rãi và linh thiêng nhất. Đồ cúng đầy tháng em bé sẽ được sắp làm 2 bàn: 1 bàn nhỏ ở phía trên sẽ bày lễ vật cúng Đức ông, 1 bàn lớn phía dưới bày lễ vật cúng 12 bà Mụ. Bàn trên và bàn dưới được đặt cách nhau khoảng 10 cm.
Văn khấn cúng đầy tháng cho bé
Văn khấn cúng đầy tháng cho bé cũng là một trong những vấn đề khiến nhiều phụ huynh bối rối không biết khấn như thế nào. Dưới đây sẽ là văn khấn mà bạn có thể áp dụng được cho cả bé trai và bé gái.
Các nghi lễ cần có trong cúng đầy tháng
Khấn cúng vái
Người chủ trì lễ cúng thường là một người đàn ông lớn tuổi, có tiếng nói trong dòng họ. Người này sẽ đại diện cúng vái tổ tiên, rót trà và thắp nhang. Bài khấn là một bài có sẵn được lưu truyền. Có thể mỗi vùng sẽ có một bài khấn khác nhau nhưng nội dung đều hướng đến sự bày tỏ lời biết ơn và giới thiệu lý do tổ chức lễ cúng.
Nghi thức khai hoa
Nghi thức khai hoa còn có tên khác là “bắt miếng”. Sau khi đã khấn vái tổ tiên xong người chủ trì buổi cúng sẽ bế em bé lên và lấy một nhành hoa huơ lên miệng em bé rồi đọc lời cầu chúc tốt đẹp. Đó là thể là một câu chúc tự nghĩ hoặc sử dụng một bài thơ được lưu truyền trong dân gian như dưới đây:
“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”
Ở nhiều nơi, người “bắt miếng” cho em bé được mặc định là cha mẹ. Người ta tin rằng, nghi lễ thiêng liêng này được chính những người sinh ra em bé thực hiện sẽ tốt hơn.
Nghi thức đặt tên
Nghi thức đặt tên sẽ khép lại cho buổi lễ để mọi người ngồi vào bàn ăn. Hiện nay, nhiều người đã đặt sẵn tên cho con và gọi ngay lúc mới sinh ra. Tuy nhiên, nghi thức đặt tên vẫn là một nét đẹp văn hóa được nhiều người gìn giữ.
Người ta không thể tùy tiện chọn tên bất kỳ, thường là cha mẹ em bé sẽ nghiên cứu cây gia phả để tránh đặt các tên trùng với tên ông bà. Quan niệm xưa cho rằng việc đặt trùng tên người lớn và gọi thường ngày như vậy là không nên. Nghi lễ đặt tên sẽ bắt đầu bằng việc người chủ trì tung 2 đồng xu, nếu cha mẹ em bé đặt tên nào mà 2 đồng xu tung xuống dĩa có 1 mặt úp 1 mặt ngửa thì cái tên được ơn trên chấp thuận. Người lại 2 mặt ấp hoặc 2 mặt ngửa thì sẽ tung lại. Nếu đến lần thứ 3 vẫn như vậy thì buộc phải đổi tên khác.
Sau khi lễ vật cúng Mụ cho em bé đã được chuẩn bị đầy đủ và bày hết trên mâm cúng, gia đình sắp xếp mâm cúng ở giữa nhà (trong nhà), bố mẹ hoặc ông bà nội, ông bà ngoại sẽ đại diện thực hiện nghi lễ thắp hương và khấn.
Nếu là cúng đầy tháng bé gái thì bé sẽ được vẽ chân mày bằng cuống trầu. Thủ tục này giống như “làm phép” với mong muốn sau này bé gái lớn lên sẽ dịu dàng, xinh đẹp như hoa. Kết thúc tất cả nghi thức cúng Mụ, mọi người sẽ gửi đến bé những món quà kèm theo những lời chúc tốt đẹp nhất.
Cúng đầy tháng cho bé cần chú ý những gì?
- Thông thường nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái và bé trai tại các vùng miền sẽ khác nhau.
- Khi chuẩn bị đồ cúng đầy tháng cho bé ba mẹ cần chuẩn bị thêm các lễ vật để cúng trên bàn thờ gia tiên và bàn thờ phật nếu có.
- Không nên quá áp đặt cúng đầy tháng theo một hình thức bắt buộc, tuy nhiên đây là phong tục truyền thống lâu đời do đó bạn không nên làm trái.
- Nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái ở các vùng miền không khác biệt quá nhiều.
- Cúng đầy tháng cho bé trai ở miền Nam và miền Trung lại có nhiều điểm khác nhau.
- Tùy theo từng vùng miền cũng như điều kiện kinh tế mà cha mẹ có thể chọn cách cúng đầy tháng cho bé đơn giản hoặc cầu kỳ.
Một số câu hỏi thường gặp về cúng đầy tháng
Không cúng đầy tháng có được không?
Dù mang ý nghĩa trọng đại như vậy nhưng vẫn có người thắc mắc không cúng đầy tháng có được không? Hoặc là, những gia đình không có điều kiện để tổ chức một nghi lễ đầy đủ mâm cúng thì liệu có ảnh hưởng đến em bé không?
Thực ra rất khó để trả lời câu hỏi này cũng giống như việc rất khó để bắt người ta phải tin vào điều họ không muốn tin. Người ta nói rằng “có thờ có thiêng có kiêng có lành”, ai tin vài điều này sẽ làm theo, đây hoàn toàn thuộc quyền tự do của mỗi người.
Chắc chắn ông bà ta chẳng vì việc một gia đình không đủ điều kiện để tổ chức một nghi lễ đầy tháng thịnh soạn mà “để bụng”. Quan trọng là ở cái tâm và lòng thành của mỗi người. Dù không đủ điều kiện để tổ chức linh đình thì bạn cũng nên làm một mâm cơm đơn giản, chỉnh chu cúng kiếng ông bà, bày tỏ sự biết ơn.
Cúng đầy tháng cho bé vào buổi nào?
Lễ cúng đầy tháng cho bé sẽ được thực hiện vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Bên cạnh đó, các ông bố bà mẹ khi làm lễ cúng đầy tháng cho bé cũng nên chọn giờ hoàng đạo (giờ lành), tránh giờ kỵ (xung khắc) với tuổi hoặc mệnh của em bé theo quan niệm Á Đông. Ví dụ như bé tuổi Thân thì không nên cúng đầy tháng cho bé vào những giờ Dần, Tỵ, Hợi. Bởi vì Dần, Thân, Tỵ, Hợi thuộc vào tứ hành xung, có thể sẽ không tốt cho bé.
Cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái có gì khác biệt
Quan niệm người Á Đông phân biệt nam nữ rất rõ ràng. Ngay cả trong nghi thức cúng đầy tháng bé trai, bé gái cũng có sự khác biệt.
Điểm khác biệt đầu tiên nằm ở cách chọn xôi chè cúng đầy tháng. Chè được dùng để cúng đầy tháng bé gái sẽ là chè trôi nước, còn đầy tháng bé trai sẽ là chè đậu trắng.
Theo quan niệm xa xưa, cúng chè trôi nước trong lễ đầy tháng của bé gái với hàm ý mong muốn con gái sau này dẻo dai, ngọt ngào, thanh tao và an yên, như ý. Y như câu thơ mô tả bánh trôi nước như hình ảnh người phụ nữ của nhà thơ Hồ Xuân Hương “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”.
Trong khi đó, theo quan niệm xưa thì chè đậu trắng tượng trưng cho sự thành công, đỗ đạt, “đậu mọi kỳ thi”. Khi chưa nấu, hạt đậu phải còn cứng, hạt tròn dài đều. Hạt đậu cứng cáp ấy chính là sự rắn rỏi của con trai, nhưng hạt đậu ấy sẽ trở nên mềm dẻo sau khi được “nấu chín”, trải qua nhiều thử thách để trưởng thành hơn. Do đó, cúng chè đậu trắng trong lễ đầy tháng bé trai phù hợp với mong ước của ba mẹ ông bà về đường đời, tương lai sự nghiệp của bé trai.
Cúng đầy tháng là một nghi lễ quan trọng đối với em bé. Đây là lúc thiên thần nhỏ chính thức có tên gọi và ra mắt với những người thân thương trong gia đình bao gồm cả những người đã khuất. Cúng đầy tháng cũng là dịp mà mọi người tề tựu lại, thăm hỏi nhau, gửi đến nhau đặc biệt là em bé lời cầu chúc an lành và tốt đẹp nhất. Do đó, là một người Việt Nam chúng ta cần bảo vệ truyền thống tốt đẹp này.
Trên đây là những thông tin cơ bản mà các bố mẹ cần biết để làm lễ cúng đầy tháng em bé gái, bé trai. Tùy theo điều kiện từng vùng miền, cũng như điều kiện kinh tế cũng và thời gian của từng gia đình mà bạn có thể chọn cách cúng đầy tháng cho bé đơn giản hay cầu kỳ, phức tạp.
Zuri.vn