Mâu thuẫn là một hệ quả trong việc thiếu khả năng tư duy logic trong công việc và giao tiếp không hiệu quả. Chúng ta thường thiếu tư duy tranh luận, phản biện mà thường chỉ có văn hóa cãi vã, chửi lộn, cãi lộn dần đến trong công việc chúng ta khó đối thoại, mặc dù vấn đề rất nhỏ nhưng lại không được giải quyết một cách triệt dễ khiến nhiều người nảy sinh mâu thuẫn từ đó giảm hiệu quả công việc. Vậy giải quyết mâu thuẫn sao cho hiệu quả?
1. Tôi đang cần cố gắng giải quyết vấn đề gì?
Đây là câu hỏi đầu tiên bạn nên đặt ra khi xuất hiện các mâu thuẫn. Vì nếu vấn đề không được xác định, gọi tên một cách chính xác thì chúng vẫn tiếp tục án ảnh và gây ảnh hưởng đến các công việc xung quanh của bạn một cách vô hình. Và nếu để vấn đề kéo dài sẽ gây trầm trọng hơn các mâu thuẫn khiến bế tắc về cách giải quyết về sau. Việc nhìn nhận câu hỏi một cách khái quát không đạt được hiệu quả cao như mong muốn. Để đạt được kết quả mong muốn câu trả lời nên đáp ứng được các yếu tố sau:
+ Giúp chúng ta hiểu chính xác và sâu hơn vào các vấn đề, từ đó đưa ra các đề xuất chính xác để giải quyết vấn đề đó
+ Việc đặt câu hỏi đang có thiện ý. Vì chúng ta đang muốn cải thiện tình hình chứ không phải một câu hỏi để làm khó người trả lời, hoặc châm biếm mâu thuẫn đang gặp phải.
+ Hãy chia nhỏ vấn đề thành các nhánh tư duy khác nhau hỗ trợ cho việc tìm giải pháp giải quyết vấn đề.
Hãy kiên trì với bước này, đặc biệt là trong khoảng thời gian đầu vì chúng ta thường có khuynh hướng khái quát vấn đề, đánh đồng mọi sự việc của chúng ta. Nên bạn cần có thời gian tập luyện để xác định được vấn đề của mâu thuẫn một cách rõ ràng nhất.
VD: Chưa rõ ràng và cụ thể: ” Làm sao để cải thiện mối quan hệ rõ ràng với đồng nghiệp”
Rõ ràng và cụ thể:” Làm thế nào để tôi có thể cải thiện cách nói chuyện với đồng nghiệp để không gây ra bất đồng liên tục”
2. Vấn đề lớn đến mức nào?
Sau khi xác định đúng vấn đề, chúng ta nên đo lường độ nghiêm trọng của vấn đề đó để tranh xem nhẹ các việc quan trọng hoặc chuyện bé xé ra to. Hãy đo lường tần suất của các vấn đề xem nó nghiêm trọng như thế nào bằng các câu hỏi:
+ Vấn đề này xảy ra thường xuyên tới mức độ nào? Và vấn đề này thường xoay quanh cái gì?
+ Vấn đề gây ảnh hưởng gì về công việc và cuộc sống cá nhân của bản thân?
+ Kết quả mang lại ngoài việc tránh xảy ra mâu thuẫn là gì khi giải quyết xong vấn đề?
Để dễ hình dung và lên kế hoạch xử lý chúng ta cần đo lường một cách rõ ràng cách vấn đề. VD như: Việc mâu thuẫn với đồng nghiệp ít nhất là 1 lần mỗi tháng và việc này phải mất ý nhất thêm 4 giờ để đạt được một thỏa thuận chung. Hơn hết khi bất đồng mâu thuẫn xảy ra, chúng ta sẽ khó tập trung vào thứ gì khác ít nhất là trong vài giờ. Ngoài ra việc này con gây ra tác động tiêu cực vào các đồng nghiệp xung quanh, gây ra trễ nải trong tiến độ công việc.
3. Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là gì?
Sau khi xác định được vấn đề và kích cỡ của vấn đề là gì. Chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân của nó. Vì như một cái cây, nếu cắt bỏ thân và cành của nó thì rễ vẫn có thể tạo ra dinh dưỡng để nuôi sống cây, và có khi cây mới còn to hơn cái cây cũ. Ở đây, chúng ta thường có một khuôn mẫu chung như:
+ Chúng ta, hoặc đồng nghiệp không chuẩn bị tốt cho công việc. Đây thường là nguyên nhân hàng đầu trong các mối mâu thuẫn giữa nơi làm việc. Từ đó không có đầy đủ thông tin về sự việc, gây ra góc nhìn chủ quan trong công việc dẫn đến mâu thuẫn giữa 2 ý kiến khác nhau.
+ Thời gian, nhịp độ, và cách thảo luận của 2 người không hiệu quả. Lưu ý ở đây có thể là do hai người không có tính lắng nghe lẫn nhau, gây ra xung đột, chứ không phải do 2 người giao tiếp tệ.
+ Vấn đề mà 2 người bất đồng nhạy cảm hơn là vấn đề 2 người nhất trí. Nhiều nguyên nhân không phải vì vấn đề của sản phẩm, dự án mà phạm phải một vấn đề sâu hơn như triết lý sống, tính cách, quan điểm sống cá nhân, giọng nói,…Dù nguyên nhân có là gì đi chăng nữa, chúng ta phải có dũng cảm để đối đầu với mọi thứ xảy ra nếu không muốn kéo dài mâu thuẫn.
4. Vậy giải pháp là gì? Thực hiện nó như thế nào?
Những câu hỏi nên lặp ra trong trường hợp này là:
+ Giải pháp tốt nhất là gì?
+ Nên thực hiện giải pháp này như thế nào?
+ Và một câu hỏi thường được mọi người bỏ qua, có giải pháp nào thay thế không?
Việc tư duy và đặc các câu hỏi logic sẽ đưa chúng ta đến với các phương án giải quyết hiệu quả. Qua đó lựa chọn ra phương án hợp lý nhất qua các tiêu chí thời gian-chi phí-năng lực. Tất nhiên chúng ta cũng nên có một vài phương án thay thế cho trường hợp phương án lựa chọn thất bại.
Đương nhiên là luôn có một lựa chọn giải quyết mâu thuẫn bằng cách không làm gì. Đây luôn là phương án nhanh nhất và tiết kiệm nhất. Xong đây lại là phương án mang lại nhiều rủi ro nhất. Và những mâu thuẫn nếu không giải quyết đúng cách thường mang lại cái giá rất đắt.
Trong quá trình tìm kiếm giải pháp. Chúng ta nên tránh hai tư duy. Đầu tiên là tư duy theo nhóm, chúng ta thường ngại đưa ra ý kiến đi ngược lại với đám đông, từ đó kiến vấn đề trở nên tồn động. Thứ 2 là tư duy sợ sai lầm, đừng lo vì mình sẽ thất bại mà không cải thiện vấn đề, hay cố gắng làm điều bạn tin rằng là đúng đắn nhất. Nếu nó không thành công, ít nhất người ta thấy được nỗ lực của bạn từ đó cải thiện vấn đề hơn. Và vì chính những lựa chọn khó mới giúp bạn phát triển hơn trong công việc.
Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu được 4 bước tư duy logic để giải quyết các vấn đề , mâu thuẫn. Qua bài viết này, tôi hi vọng bạn có thể giải quyết tốt hơn các vấn đề xảy ra trong cuộc sống, từ đó dẫn đến thành công.